HÀN HỒ QUANG TAY – HÀN QUE

Hàn hồ quang tay (hay còn gọi là hàn que) là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường có vỏ bọc) và không sử dụng khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang ,dịch chuyển que hàn ,thay que hàn ,vv..) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

 Định nghĩa Hàn Hồ Quang Tay :
Hàn hồ quang tay (hay còn gọi là hàn que) là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường có vỏ bọc) và không sử dụng khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang ,dịch chuyển que hàn ,thay que hàn ,vv..) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

Các tên gọi:
SMAW (Shielded metal arc welding)
MMA (Mannual metal arc)
Flux shielded arc welding
Stick welding

Đặc điểm Hàn Hồ Quang Tay:

  •  Hàn được ở mọi tư thế trong không gian.
  •  Dùng được cả dòng một chiều (DC) và xoay chiều (AC)
  • Năng suất thấp do cường độ hàn bị hạn chế.
  • Hình dạng, kích thước và thành phần hóa học mối hàn không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động, làm cho phần kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn thay đổi.
  • Chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn nhỏ.
  • Bắn tóe kim loại lớn và phải đánh xỉ.
  • Điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại (do tiếp xúc bức xạ, hơi, khí độc).
  • Dễ tạo khuyết tật nên chất lượng mối hàn không cao.

    Phạm vi ứng dụng Hàn Hồ Quang Tay:
  • Do tính linh hoạt, sự đơn giản của thiết bị và quy trình hoạt động của hàn hồ quang tay,nên nó là phương pháp hàn phổ biến nhất trên thế giới.
  • Thích hợp cho hàn các chiều dày nhỏ và trung bình ở mọi tư thế trong không gian.
  • Chiếm ưu thế so với phương pháp hàn khác trong công nghiệp sữa chữa và phục hồi.
  • Sử dụng rộng rãi trong xây dựng kết cấu thép và chế tạo công nghiệp.
  • Thường hàn thép các bon ,thép hợp kim cao và thấp,thép không gỉ, gang xám và gang dẻo. Ít phổ biến cho hàn kim loại màu: Niken, Đồng, Nhôm và hợp kim của chúng.

    Lịch sử phát triển:
  • Năm 1881 Auguste De Meritens là người thực hiện thành công ý tưởng dùng hồ quang điện cực các bon nối các tấm chì với nhau.
  • Năm 1887 Nikolai Bernados được cấp bằng sáng chế của Anh quốc cho phương pháp sử dụng hồ quang của điện cực các bon để hàn các chi tiết bằng công nghệ hàn tay.
  • Năm 1889, độc lập với nhau, N.G Slavianov (người Nga) và Chairles coffin (người Mỹ) đều được cấp bằng sáng chế cho phương pháp hồ quang tay có sử dụng điện cực kim loại,thay vì điện cực các bon.
  • Năm 1907 Oscar kjellberg (người Thụy Điển) được cấp bằng sáng chế cho hàn hồ quang tay bằng que hàn có vỏ bọc mà chúng hay dùng ngày nay.

One thought on “HÀN HỒ QUANG TAY – HÀN QUE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *