Nhu cầu nhân lực hàn công nghệ cao trong ngành Nhiệt điện tại Việt Nam đến năm 2030

Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa của đất nước, nhu cầu về năng lượng là nhu cầu cấp thiết yếu và cấp bách để phát triển nhanh và bền vững. Về sản xuất điện năng giai đoạn 5 năm gần đây 2012 – 2016 tăng 1,67 lần so với giai đoạn năm năm trước đó. Năm 2014 đạt 144,6 tỷ KWh trong đó thủy điện chiếm 41%, nhiệt điện than 26%, nhiệt điện khí 31%, điện nhập khẩu 1,4%, còn lại là các nguồn điện khác 0,6%. Về nhiệt điện than đến hết 2016 có 34 nhà máy với tổng công suất gần 12.000 MW.

 Nhà máy Nhiệt điện Dầu khí Vũng Áng 1 – Hà Tĩnh

Theo dự báo của Chính phủ Việt Nam, với phương án cơ sở sản xuất điện năm 2020 là 330 tỷ KWh và tới năm 2030 là 695 tỷ KWh. Năm 2020 tổng công suất hệ thống là 75.000 MW, trong đó nhiệt điện than 36.000 MW (đưa thêm 30 nhà máy) chiếm 48% hệ thống và năm 2030 tổng công suất hệ thống là 146.800 MW trong đó nhiệt điện than chiếm 51,6% và thủy điện chủ còn 15,7%, năng lượng tái tại tăng lên khoảng 9,4%.

Như vậy có thể nói xu hướng xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới là một trong những yêu cầu cấp bách của chính phủ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu năng lượng phát triển đất nước. Do đó, nhu cầu lao động trong lĩnh vực hàn kim loại, đặc biệt là trình độ hàn 6G theo tiêu chuẩn quốc tế (AWS, ASME) trong thời gian tới sẽ trở nên bức thiết hơn bất kỳ thời điểm nào.

Song song với nhu cầu nhân lực hàn ngày càng lớn thì mức thu nhập của người thợ hàn ngày càng được nâng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2016, mức thu nhập bình quân của người thợ hàn bậc 6G tại Việt Nam là 23.500.000 đồng/tháng. Đây là mức thu nhập mơ ước so với lao động trong các ngành nghề khác hiện nay tại Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.

(Để được tư vấn thêm thông tin, xin liên hệ 0964.89 21 99).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *